Bàn giao thành công máy kiểm tra mạch tự động Access 2 Prober

Huntron Access 2 Prober được sử dụng để tự động kiểm tra các cụm mạch in (PCA) mà không phải kiểm tra bằng tay. Công nghệ thử nghiệm Flying Prober giúp quá trình kiểm tra của bạn sẽ giảm đáng kể thời gian kiểm thử tăng năng suất công việc.
Access 2 Prober được thiết kế để truy cập chính xác các điểm kiểm tra trên PCA có kích thước trung bình đến lớn. Độ chính xác đặc biệt đạt được bằng bước siêu nhỏ và mã hóa tuyến tính đảm bảo việc thăm dò đáng tin cậy các vi mạch được gắn trên bề mặt nhỏ nhất. Bằng cách sử dụng đầu dò thử nghiệm tích hợp tiêu chuẩn hoặc đầu dò thử nghiệm tùy chỉnh. Camera màu có độ phân giải cao đảm bảo vị trí đầu dò chính xác và cung cấp cái nhìn rõ ràng về PCA đang được thử nghiệm
Danh mục:
  1. Giới thiệu chung
  2. Tổng quan chức năng của Huntron Access 2 Prober
  3. Nguyên lý hoạt động
  4. Hình ảnh lắp đặt thực tế sản phẩm

Tham khảo: Máy kiểm tra mạch tự động Access 2 Prober

1. Giới Thiệu Chung

– Các đầu dò của Huntron Access USB là các bộ phận kiểm tra dùng để kiểm tra các mạch in. Huntron Access cung cấp sự truy cập vật lý tới các mạch in (PCA). Khi kết hợp với bất kỳ các thiết bị kiểm tra khác như đồng hồ số đa kênh, Oscilloscope, máy phát tín hiệu, đồng hồ LCR, thiết bị
kiểm tra chức năng, thiết bị kiểm tra trong mạch, bộ phân tích tín hiệu analog hoặc bất kỳ các thiết bị kiểm tra nào khác, Huntron Access cho phép kỹ sư hoặc kỹ thuật viên kiểm tra và xử lý hỏng hóc , những khó khăn và những vấn đề khó nắm bắt trên PCA.

– Người sử dụng có thể thay thế đầu dò kiểm tra với một đầu dò tùy chỉnh thích hợp khác theo nhu cầu sử dụng của người dụng. Access 2 Prober được trang bị một camera màu cài đặt trên đầu trục dò để hiển thị chi tiết ảnh có độ phân giải cao của mạch in trên màn hình máy tính. Camera được gắn trên kim đầu do cho phép quan sát quá trình hoạt động khi kim đầu dò vi mạch đang được sử dụng.

– Access 2 Prober được sử dụng và trang bị 1 đầu dò công nghệ NFSA cho phép đo lường và định vị chính xác vị trí hỏng của các vi mạch.

2. Tổng Quan Chức Năng của Huntron Access 2 Prober

Một trạm xử lý hỏng hóc hoàn chỉnh bao gồm một máy tính Huntron Access và một thiết bị kiểm tra hoặc Access Tracker bên trong.

2.1 Các chức năng phần cứng của Huntron Access

– Các trục XYZ là các thanh ray thẳng bằng thép không rỉ cho phép di chuyển chính xác một tải nhẹ.

– Sử dụng các encoder tuyến tính cho trục X và trục Y cung cấp thông tin phản hồi để sửa lỗi.

– Một hệ thống kẹp đa năng cung cấp một cách thức kẹp mạch in dễ dàng để khi di chuyển đầu dò có thể chạm đến các mối hàn hoặc cạnh linh kiện mà không cần thêm bộ kẹp bên ngoài.

– Một camera lắp đặt ở trên cạnh trục Z cung cấp hình ảnh số màu của một vùng trên mạch in và hiển thị trên màn hình máy tính. Đây là một camera màu có độ phân giải cao , có thể điều chỉnh tiêu cự và khẩu và có thể quan sát được quá trình làm việc của kim đầu dò.

– Công tắc dừng khẩn cấp cho phép dừng các hoạt động của Huntron Access ngay lập tức.

– 5 cổng USB kết nối có thể truy cập ở mặt trước thiết bị cho phép kết nối tới các điểm tín hiệu tham khảo của mạch in.

– Huntro Access 2 USB  với Tracker có một bộ Access Tracker model 30 nằm bên trong tạo thành một hệ thống kiểm tra hoàn chỉnh.

– Đầu kim dò vi mạch sử dụng công nghệ NFSA cho phép đo lường và định vị chính xác vị trí hỏng của cụm vi mạch

2.2 Các ứng dụng phần mềm của Hutron Access

– Access 2 Prober có thể sử dụng phần mềm Huntron Work station cho việc kiểm tra nguồn mạch in.

– Access 2 Prober sử dụng phần mềm Huntron Work station cho việc xử lý hỏng hóc của mạch in RF

3. Nguyên Lý Hoạt Động

– Đầu dò: đầu dò trên trục Z được kết nối trực tiếp với đầu nối BNC nằm ở phía bên hoặc mặt sau. Hệ thống quan sát hiển thị một hình ảnh của một khu vực nhỏ của mạch in lắp ráp trên màn hình máy tính để thiết lập vị trí XY của điểm kiểm tra.

– Bộ điều khiện động cơ bước: Bộ điều khiển động cơ bước nhận các yêu cầu mã ASCII từ máy tính. Bộ điều khiển cung cấp các xung hướng chiều kim đồng hồ hoặc xoay ngược chiều kim đồng hồ và bước xung ở tần số khác nhau để điều khiển động cơ.

Mục đích của các trình điều khiển động cơ là cung cấp dòng điện ổn định và đầy đủ cho từng pha của cuộn dây động cơ. Trình điều khiển động cơ sử dụng vi bước, chia mỗi bước của động cơ bước thành nhiều phân đoạn, do đó cho phép những chuyển động rất nhỏ và độ chính xác cao. Mỗi bước 0,9 độ của động cơ bước có thể được chia nhỏ thành 4000 vi bước, dẫn đến một dịch chuyển tối thiểu là 10 micron hoặc 0,3937 mils

– Encoder tuyến tính: Bộ mã hóa tuyến tính được sử dụng để báo cáo cho hệ thống chính xác vị trí của khối trục Z mà giữ đầu dò kiểm tra. Các đầu đọc quang gắn trong mỗi trục đọc những vạch khắc trên băng kim loại. Những vạch này được đặt cách nhau 10 micron hoặc 0,3937 mils. Đầu đọc quang học tự động xuất tín hiệu ra để điều khiển, báo cáo vị trí của nó sau mỗi lần di chuyển. Vị trí báo cáo sau đó so với vị trí lý thuyết và việc hiệu chỉnh được thực hiện bởi các phần mềm điều khiển. Bộ mã hóa tuyến tính là chức năng quan trọng nhất để duy trì độ chính xác của các bước dịch chuyển.

– Hệ Thống quan sát: Hệ thống quan sát bao gồm một camera màu có độ phân giải cao được gắn ở mặt bên của
trục Z. Nó điều chỉnh nền màu tự động cho phép điều khiển độ sáng kỹ thuật số trong điều kiện ánh sáng thấp hoặc làm nổi bật độ sáng. Camera này sử dụng một ống kính tiêu chuẩn 25 mm C, Gá lắp ống kính có thể chỉnh tiêu cự và khẩu độ. Các hiệu chỉnh về khẩu độ và tiêu cự khóa vị trí thông qua ốc vít hoặc nút bấm.Camera kim đầu dò có thể điều chỉnh vị trí ống kình bằng việc nới lỏng ốc vít.

Cổng kết nối dữ liệu truyền tải của camera màu được kết nối với khung thiết bị có tích hợp với cổng USB nhận dữ liệu. Ống kính camera màu được trang bị 8 đèn LED giúp phân bố ánh sáng trắng đều.

– Điều khiển và kết nối tín hiệu:

  • Công tắc dừng an toàn: Công tắc dừng an toàn nằm ở phía bên phải Huntron Access. Khi ấn công tắc dừng sẽ làm cho tất cả các chuyển động của động cơ trong chiều X và Y ngay lập tức dừng lại và tắt nguồn động cơ của 2 trục đó. Nếu trục Z đang ở vị trí xuống thì nó sẽ tự động di chuyển lên tới vị trí “home” của nó. Do đó không có bất kỳ tác động nào đến bảng mạch đang kiểm tra. Nguồn động cơ trục Z vẫn còn, do đó ngăn trục Z bị tác động của trọng lực hay các ngoại lực khác. Phần mềm sẽ phát hiện công tắc dừng đã được ấn và sẽ không cho phép người dùng tiếp tục sử dụng máy. Đèn công tắc dừng chuyển sang màu xanh lá cây là báo rằng nguồn đã được bật.
  • Cổng USB: Cổng USB được dùng để nối Huntron Access với một máy tính.
  • Đầu dò BNC: Đầu dò BNC này được kết nối với kim đầu dò của Huntron Access. Nó được dùng để nối các thiết bị ngoại vi với kim đầu dò.
  • Đầu dò Z USB: Được kết nối với camera kim đầu dò hoặc các cáp đầu dò NFSA USB. Nó là kết nối USB tiêu chuẩn với cổng USB tích hợp trên đầu dò.
  • Kim đầu dò Z BNC: Bộ BNC này kết nối với dây dẫn xuống kim đầu dò.
  • Giắc nguồn đầu dò Z NFSA: cung cấp nguồn 12V cho kim đầu dò NFSA.

Mọi thông số điểm hỏng của cụm mạch in (PCA) được ghi bởi kim đầu đo NFSA, và được gửi đến máy tính qua thiết bị kết nối bằng cổng USB một cách nhanh chóng và dễ dàng xử lý bởi người sử dụng.

Hình ảnh triển khai và bàn giao thiết bị thực tế